Nhảm #3

Nghĩa khí của người trong giang hồ là bảo vệ kẻ yếu, chống lại kẻ mạnh. Có thể một mình sống chết với một toán cướp nhưng sẵn sàng cúi mình trước người già, không chấp vặt trẻ con.

Người ăn chay thì ngược lại, sẵn sàng tận tâm sát hại những dạng thể sống yếu đuối nhất, vô hại nhất, đem vào nghiền nát, xé nhỏ, nấu kỹ để làm thức ăn. Nhưng lại vô cùng dè dặt, yếu đuối trước tất cả những thứ mạnh hơn, có thể di chuyển, chạy trốn, ẩn nấp hoặc thậm chí có khả năng chống lại.

Còn tôi, tôi ăn thịt chó với rất nhiều rau thơm.

Nhảm #2

Vợ tôi cố chụp một khoảnh khắc của con gái, nhưng khi giơ máy lên là con lại tập trung vào máy, mất đi biểu cảm ban đầu. Và thế là tôi bên cạnh lại chém gió về đo đạc trong vật lý lượng tử 🫢

Nhảm #1

Việt Nam có thành ngữ “Học ăn học nói, học gói, học mở”. Trong lập trình có “open-closed principle”. Chuyện Ali Baba và 40 tên cướp nhấn mạnh rất rõ Ali Baba ra vào, rời đi đã đều bình tĩnh mở đóng cửa cẩn thận, lấy cũng rất tối ưu giữa giá trị và khối lượng. Còn ông anh có vẻ đã không quan tâm chuyện đó đúng mực, lại bị lú khi nhìn thấy nhiều tài nguyên nên chết vì quên pass mở cửa. Trong hình không chụp hết nhưng truyện mô tả cảnh Ali Baba về nhà cũng đóng cổng cẩn thận rồi mới gọi vợ. Sau đó 2 vợ chồng đo đếm cẩn thận rồi cũng chôn xuống đất. Tất cả điều này làm tôi tin nếu Ali Baba là một lập trình viên, đảm bảo code anh ấy sẽ sạch đẹp, tối ưu, quản lý tài nguyên, nạp, giải phóng bộ nhớ một cách chỉn chu.

Đọc chuyện cho con mà bố học được nhiều qúa 🫢